Bạn đã đạt Chuẩn Châu Âu chưa? Tại sai lại khó đạt chuẩn như vậy? Hãy cùng tôi ngẫm nghĩ coi sao nhé!
Bạn đã đạt chuẩn châu âu chưa? Hãy cùng mình điểm qua một số nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan vì sao ta chưa đạt chuẩn. Từ đó ta có hướng khắc phục và cái nhìn lạc quan hơn khi đối mặt với nó.
Thực tế là trước đây, đầu ra của sinh viên ngành Tiếng Anh ở các trường đại học và cao đẳng chưa bao giờ có chuẩn chung. Nghĩa là sinh viên cứ hoàn thành chương trình đào tạo ở trong trường theo chuẩn của Việt Nam thì tất yếu ra trường làm giáo viên. Nói cách khác, đào tạo kiểu Việt Nam mà dùng tiêu chuẩn quốc tế làm thước đo thì chưa đạt là quá đúng rồi.
1. Đào tạo chuẩn quốc tế theo kiểu Việt Nam.
Vâng đây là vấn đề khách quan do “lịch sử để lại” vì từ trước đến nay chuẩn tiếng Anh của tôi cũng như các bạn là chuẩn Việt Nam, nay ngành GD-ĐT áp dụng chuẩn châu Âu, tức chuẩn quốc tế, thì nhiều giáo viên như chúng ta không đạt là điều quá dễ hiểu.Thực tế là trước đây, đầu ra của sinh viên ngành Tiếng Anh ở các trường đại học và cao đẳng chưa bao giờ có chuẩn chung. Nghĩa là sinh viên cứ hoàn thành chương trình đào tạo ở trong trường theo chuẩn của Việt Nam thì tất yếu ra trường làm giáo viên. Nói cách khác, đào tạo kiểu Việt Nam mà dùng tiêu chuẩn quốc tế làm thước đo thì chưa đạt là quá đúng rồi.
Có thể bạn chưa biết
Việc giáo viên phải đạt chuẩn Châu âu nằm trong đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 được Bộ Giáo dục - Đào tạo triển khai từ năm 2010, có mục tiêu: “Đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam”.
2. Thời gian
Để đạt kết quả tốt thì chúng ta cần bỏ khá nhiều thời gian vào việc ôn thi. Trong khi đó, giáo viên còn phải hoàn thành nhiệm vụ ở nhà trường, nào là công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm, các phong trào, phụ đạo, bồi dưỡng học sinh giỏi, thanh tra, dự giờ, làm chuyên đề, đồ dùng dạy học, thi giáo viên dạy giỏi vòng trường, vòng huyện, làm sáng kiến kinh nghiệm, báo cáo, hội họp … và một ngàn lẻ chuyện không tên trong trường.
Bên cạnh đó, nếu bạn đã có gia đình xinh xinh với “3 ngọn nến lung linh” thôi cũng đủ lảm bạn mất nhiều thời gian cho việc tập trung vào việc ôn tập. Chính vì thế, sắp xếp thời gian để ôn tập là một yếu tố quan trọng trong việc đạt kết quả thi tốt đấy, văn ôn – võ luyện mà lị!
3. Chuẩn châu âu - không phải là miếng bánh dễ ăn
Nếu bạn nghĩ chỉ cần tập trung ôn tập vài ngày, vài tuần hay 1 tháng là bạn sẽ đạt được chuẩn quốc tế này thì bạn cần suy nghĩ lại. Cuộc thi này đòi hỏi những kĩ năng ngôn ngữ mà không phải vài ngày bạn có thể luyện được, nó đòi hỏi một quá trình tiếp xúc và sử dụng ngôn ngữ nhất định. Chính vì thế nếu bạn đã “lỡ” trượt một lần thì cũng không nên nản chí, hãy cố gắng hơn.
Tôi nói nó không phải là một miếng bánh dễ ăn – điều đó không có nghĩa là nó sẽ khó ăn! Chỉ cần có quyết tâm và nghị lực, tôi tin chắc bạn sẽ ăn được nó, và ăn một cách rất ngon miệng.
4. Khi mái tóc bạc màu
Tuổi tác ắt hẳn sẽ làm bạn giảm khá nhiều “lửa”. Tuổi tác cao kéo theo sức khỏe và trí nhớ suy giảm là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó nó cũng chứng tỏ quý thầy cô đã tốt nghiệp từ khá lâu rồi, đó cũng là lý do mà kết quả các đợt khảo sát vừa qua cho thấy đa số các giáo viên trẻ đạt chuẩn cao hơn.
Vậy bạn phải làm sao? Khoan hãy buồn vì điều đó! Hãy tập thể dục hàng ngày, có lối sống lành mạnh, chơi thể thao và sống vui mỗi ngày để có sức khỏe và tinh thần vững vàng. Đừng quên ông bà ta từng nói: “Gừng càng già càng cay!”.
5. Áp lực và lo lắng
Bạn sợ thi rớt, vì thi không đạt thì sẽ mất mặt, khó mà đối mặt với đồng nghiệp, mà khó hơn nữa là học sinh. Những suy nghĩ như vậy sẽ làm cho bạn bị áp lực cao, hoang mang, lo lắng, bất an, sợ hãi… ảnh hưởng đến tâm lý và kết quả thi của bạn.
Lời khuyên cho bạn là hãy lạc quan, đừng chưa thổi bong bóng mà đã lo nó bị nổ, điều đó chỉ khiến cho bạn bị hụt hơi ngay cả khi bạn chưa bắt tay vào thổi nó.
Trăn trở của một thầy giáo mang dép tổ ong
Tôi thiết nghĩ việc bồi dưỡng cho giáo viên Tiếng Anh đạt chuẩn là điều tốt và đáng vui cho chúng ta, vì chúng ta có dịp trau dồi kiến thức, năng cao năng lực chuyên môn. Tôi có ước ao và tôi có một khát khao là người người đều đạt chuẩn, nhà nhà đạt chuẩn, mà quan trọng nhất là tôi đạt được chuẩn! Nhưng sẽ ra sao khi mọi giáo viên đều đạt chuẩn nhưng vẫn với phương pháp giảng dạy cũ, vẫn cách thức kiểm tra đánh giá cũ, giáo trình cũ, cơ chế cũ, và nhiều thứ vẫn là “cũ văn kĩ”?
Thôi, tạm thời em cứ lót dép tổ ong ngồi cầu mong cho lương tăng trước đã. Và chúc mọi người thành công trên con đường "đạt chuẩn quốc tế".
I do agree with you.
Trả lờiXóaI do agree with you.
Trả lờiXóaThầy viết chuẩn ạ!
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaBài viết rất có ý nghĩa, cảm ơn thầy ạ.
Trả lờiXóa